Thông tin Hàn Quốc
Dưới đây là một số lý do để giải thích cho tình trạng này của bé, mẹ hãy tìm hiểu xem trường hợp của con mình có nằm trong số đó không nhé.
Độ tuổi nên bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé bước vào tháng thứ 6. Có thể sớm hơn khoảng 1 tháng nhưng không nên quá sớm vì bé chưa thể nhai dễ dàng và hệ tiêu hóa còn yếu nên bé sẽ từ chối ăn dặm.
Trong một vài tạp chí về nuôi con có rất nhiều khuyến cáo nên cho bé bắt đầu ăn dặm bằng trái cây, tuy nhiên nếu làm như vậy thì bé sẽ sớm quen với mùi thơm ngọt của trái cây và không thích những thứ nhạt và không có mùi vị như gạo xay nhuyễn. Ở trường hợp này nên dừng cho bé ăn trái cây một vài ngày và bắt đầu cho ăn dặm lại từ đầu với gạo xay.
Lần đầu cho bé ăn, mẹ chỉ nên làm đặc hơn sữa một chút, chứ không nên làm quá đặc, vì bé sẽ cảm thấy khó ăn so với việc uống sữa và từ chối ăn. Về sau, nên tăng dần độ đặc để bé không thể nhận biết và thích ứng theo.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng, vì có nhiều trường hợp dù mẹ thay đổi nồng độ để cháo loãng hơn nhưng bé vẫn ghi nhớ về lần đầu tiên khó ăn nên vẫn từ chối ăn dặm. Vì vậy mẹ không nên bỏ cuộc mà nên kiên trì hướng dẫn bé.
Giờ ăn dặm phù hợp nhất trong ngày là buổi trưa, tuy nhiên nếu bé thường cảm thấy không khỏe vào buổi trưa thì nên chọn khoảng thời gian mà bé có tâm trạng tốt để cho bé ăn.
Đối với các em bé lớn, khi cho bé ăn vào lúc bé đói bụng thì bé sẽ ăn ngon miệng nhất, nhưng trái lại với bé nhỏ khi bắt đầu ăn dặm thì khi bé quá đói bụng, bé sẽ khó tiêu hóa những thứ không dễ nuốt giống như sữa mẹ. Những lúc như vậy, hãy cho bé bú một chút sữa rồi mới cho ăn dặm.
Phương pháp cho ăn dặm cơ bản nhất là phải cho bé ngồi và ăn bằng muỗng.
Nếu mẹ thấy bé ngồi chưa vững và cho bé nằm ăn thì sẽ làm cho bé cảm thấy bất tiện. Mẹ có thể đỡ bé ngồi dậy, cho bé dựa lưng vào chân mẹ rồi cho bắt đầu cho bé ăn.
Vào độ tuổi mọc răng, ở mỗi bé sẽ có những chu kỳ khác nhau nhưng trung bình đến tháng thứ 6 bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. Lúc này, nướu sẽ ngứa và đau khiến bé khó chịu không muốn ăn gì và mẹ không còn cách nào khác là phải chờ đợi cơn đau qua đi. Hoặc trước khi cho ăn, mẹ có thể lấy khăn sạch thấm nước lạnh lau xung quanh nướu để bé cảm thấy thoải mái hơn và quên đi cơn ngứa trong khi ăn.
Tin tức liên quan