Thông tin Hàn Quốc
Có thể nhiều ba mẹ không biết rằng ngay cả các bé sơ sinh cũng có thể bị stress, đặc trưng nhất là khi bé cảm thấy không thoải mái nhưng lại không được giải tỏa. Tuy nhiên, chúng ta lại không nên tìm mọi cách để giúp cho bé không bị stress mà nên tập cho bé thích nghi và tự giải tỏa stress. Do đó các mẹ mới sinh lần đầu hãy tìm hiểu xem những gì cần biết khi bé bị stress nhé.
Là khi bé muốn được ôm nhưng mẹ lại không ôm bé, hoặc khi bé muốn mẹ đặt bé xuống nhưng mẹ lại liên tục bế bé lên. Vì bé không thể thể hiện ra ngoài nên những tình huống đó lại xảy ra nhiều hơn. Như khi tã bị ướt, khi quá lạnh hoặc quá nóng, khi có tiếng động ồn ào, khi đói bụng.
Tuy nhiên càng ngày mẹ sẽ quen dần với những phản ứng không hài lòng đó của bé, vì thật ra mẹ cũng không thể nào làm cho bé không đói bụng hay không lo lắng.
Mẹ có thể phát hiện khi bé khóc, bực bội, kêu lên thành tiếng, thể hiện sự khó chịu. Những lúc này, mẹ nên xem thử mẹ có đang cho bé ăn, nằm, hay quấn bé sai cách không, hay bé có bộ dạng mệt mỏi hay không. Ngoài ra mẹ cũng có thể quan sát xem sắc mặt bé có bị tái xanh hoặc đỏ lên không. Đó là những lúc bé bị stress. Còn ngược lại khi bé cười, hoặc sắc mặt bé thoải mái thì khi đó bé đang rất vui vẻ.
Dù bé vẫn chưa nghe hiểu được lời nói của mẹ, nhưng mẹ vẫn nên vừa vỗ về bé vừa hỏi những câu tỏ ý dỗ dành và tìm hiểu nguyên nhân như “Con khó chịu hả? Hay là con mệt? Tã con bị ướt rồi à?”. Câu hỏi của mẹ càng tình cảm thì càng giúp bé an tâm và thoải mái hơn. Qua nhiều lần được vỗ về như thế, bé sẽ tự học được cách tránh stress từ ba mẹ và giúp bé có khả năng tự an ủi bản thân.
Phần đông trẻ cảm thấy được an ủi hơn qua việc kích thích xúc giác. Kích thích qua việc vỗ về và vuốt ve theo một nhịp cố định thì sẽ càng tốt hơn. Ban đầu mẹ sẽ ôm bé hoặc chạm vào người bé, nếu thấy bé không có phản ứng từ chối thì mẹ có thể mát xa hoặc thực hiện da kề da với bé. Đối với các bé nhạy cảm khi tiếp xúc nhiều với da thì thay vào đó, mẹ có thể mát xa bằng cách ấn nhẹ người bé.
Rất khó để cho rằng bé có bị stress khi gặp người lạ hay không. Trái lại, mẹ nên nghĩ điều này sẽ tốt cho bé. Vì nếu bé không được tiếp xúc với người lạ thì về lâu dài bé sẽ gặp vấn đề giao tiếp xã hội. Do đó, hãy để bé được gặp người lạ trong thời gian đủ ngắn để không gây ảnh hưởng tới hệ miến dịch của bé nhưng đủ lâu để bé có thể quan tâm đến ánh mắt của người khác và hình thành phản ứng tương hỗ.
Điều quan trọng là mẹ nên giúp bé biết cách tự giải tỏa stress chứ không nên cố gắng để bé không bị stress. Vì vậy mẹ nên có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, luôn tươi cười thì mới giúp ích được cho bé, vì bé luôn chịu ảnh hưởng từ tâm lý của mẹ. Mẹ phải luôn nghĩ rằng “Con khóc một chút, đói một chút hoặc khó chịu một chút cũng không sao”, vì đó chính là cách mẹ giúp bé tự cảm nhận và giải quyết những vấn đề của cá nhân và từ đó rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ.
Nguồn: www.ange.co.kr